0.Hùm Thiêng U-Minh: Đại tá Hồ Ngọc Cẩn

 

Rợ Tàu ghi nhớ ai ơi!
Làm con nước Việt muôn đời chớ quên.
Non sông muốn được lâu bền,
Tận trung báo quốc, không sờn quyết tâm.
Đất trời thấu tỏ tấm lòng,
Xin vì non nước gắng công báo đền.

***

Đả đảo Trung Quốc xâm lược Việt Nam!

Đả đảo ĐCSVN bán nước!

Toàn dân quyết tâm lật đổ ĐCSVN phản quốc, bảo vệ biên cương phía Bắc!

Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam.

***

Đả đảo Trung Quốc xâm lược

Giòng máu anh hùng

***

*

***

File:Butchart gardens.JPG

  

Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến,

Máu anh hùng tô thắm lá cờ Nam

_oOo_

Đại Tá HỒ NGỌC CẨN và NGŨ HỔ TƯỚNG của 30/4/75.

“Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm”.  _ Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn  

Click to expand image to full size (263.01 Kb)

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn 

(b. 24/3/1938 – d. 14/8/1975)

***

Khi Tôi Chết

T/g: Tr.T Nguyễn Văn Phán, TĐT/TĐ8/TQLC/QLVNCH

Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển.
Đưa tôi về Lao-Bảo, Khe-Sanh.
Để đêm nghe vang dội khúc quân hành.
Ôi! Lính chiến, một thời kiêu hãnh quá!

Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Bến-Hét, Dakto.
Nơi bạn bè tôi xây mộng sông hồ
Nguyện trấn giữ dãy Trường-Sơn yêu quí.

Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển.
Đưa tôi về Bình Giả, Chiến Khu Đ.
Cho hồn tôi siêu thoát với lời thề:
“Thân chiến sĩ, nguyện xin đền nợ nước.”

Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển.
Đưa Tôi về Cái-Nước, Đầm-Dơi.
Đêm U-Minh, nghe tiếng thét vang trời.
Mừng chiến thắng để dâng về Tổ-Quốc.

Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển.
Trả tôi về với dân tộc Việt Nam.
Gói thân tôi ba sọc đỏ, màu Vàng.
Xin liệm kín với hồn thiêng sông núi.

***

Quốc Hận 30-4-1975

– Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện và trung tá cố vấn Mỹ Craig Mandeville-

***

VỊ QUỐC VONG THÂN

Hồ Ngọc Cẫn

Tưởng niệm ngày giổ thử 36 cố Đại tá HNC .

Giọng bình thản: Tôi không mang súng
Đang một mình cũng chẳng hàng ai
Hảy bắn đi đừng dài dòng đọc
Cọng sãn là lừa lọc dả man… Đá đảo…

Đất Rạch Giá sinh Hồ Ngọc Cẫn
Thiếu Sinh Quân hướng dẩn vào đời
Anh hùng quân đội một thời
Dọc ngang, ngang dọc vùng trời miền Tây…

Chàng chuẩn úy về đây còn trẻ
Bốn năm sau làm kẻ chỉ huy
Tiểu đoàn trưởng đầy quyền uy
Đặc cách mặt trận nhiều huy chương vàng.(1)

Tuổi nhỏ nhất vào hàng tỉnh trưởng(2)
Tội và công tưởng thưởng phân minh
Quân dân Chương Thiện đồng tình
Giặc thù khiếp sợ U Minh kinh hoàng.(3)

Đang thắng trận lệnh hàng buông súng
Đánh đến cùng hết đạn thế cô
Pháp trường ai chọn Tây đô (4)
Xử người chiến sỹ giày shaut một đời…

Trước khi chết trả lời điều ước:
Mang quân phục hát được quốc ca
Mắt trần không bịt anh la:
Việt Nam mãi mãi Cộng Hòa muôn năm../(5).

CA Aug/14/2011
STV

(1) 87 huy chương đủ loại
(2) 35 tuổi
(3)U Minh Thượng
(4)Cần Thơ
(5) Ân huệ không được đáp ứng & chữ in đậm là lời nói cuối cùng.

***

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn 

(b. 24/3/1938 – d. 14/8/1975)

*

Hồ Ngọc Cẩn (24 tháng 3 năm 1938 – 14 tháng 8 năm 1975) là một sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông giữ nhiều chức vụ tác chiến trong binh chủng biệt động quân trong giai đoạn đầu đường binh nghiệp, rồi được biệt phái sang các Sư đoàn 21 và Sư đoàn 9 bộ binh. Chức vụ cuối cùng lúc bị phía cộng sản bắt là đại tá tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện (tỉnh lị là Vị Thanh nay là tỉnh lị tỉnh Hậu Giang). Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu để cuối cùng đối phương vây bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975.

Thiếu thời

Ông sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938, tại miền tây. Thân phụ là một hạ sĩ quan trong quân đội Quốc gia Việt Nam. Thuở nhỏ ông rất khỏe mạnh, không hề bị bệnh tật gì. Năm 10 tuổi ông bị bệnh quai bị, cả hai bên. Tính tình hiền hậu, giản dị, trầm tư, ít nói. Khi ông bắt đầu đi học năm (1945) thì Chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947 ông mới được đi học lại. Ông học chỉ đứng trung bình trong lớp. Năm 1951, phụ thân nộp đơn xin cho ông nhập học trường thiếu sinh quân. Thời điểm này, trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 7 trường thiếu sinh quân như sau:

Trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu, ở Gia Định

Trường thiếu sinh quân đệ nhị quân khu ở Huế

Trường thiếu sinh quân đệ tam quân khu ở Hà Nội

Trường thiếu sinh quân Móng Cái dành cho sắc dân Nùng

Trường thiếu sinh quân đệ tứ quân khu ở Ban Mê Thuột

Trường thiếu sinh quân Đà Lạt của quân đội Pháp

Trường thiếu sinh quân Đông Dương của quân đội Pháp, ở Vũng Tàu

Ông được thu nhận vào lớp nhì trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu niên khóa 1951-1952. Trường này dạy theo chương trình Pháp. Ông đỗ tiểu học năm 1952. Cuối năm 1952, trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu di chuyển từ Gia Định về Mỹ Tho.

Khi Hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954, thì ngày 19 tháng 8 năm 1954, trường thiếu sinh quân đệ tam quân khu di chuyển từ Hà Nội vào, sát nhập với trường đệ nhất quân khu ở Mỹ Tho. Niên học 1954-1955, trường bắt đầu dạy chương trình Việt, và chỉ mở tới lớp đệ ngũ. Ông học lớp đệ lục A, giáo sư dạy Việt văn là ông Nguyễn Hữu Hùng, từ Bắc di cư vào. Thực là một điều lạ là giữa một số bạn học chương trình Việt từ Bắc vào mà ông lại tỏ ra xuất sắc về môn Việt văn. Trong năm học, có chín kỳ luận văn, thì bài của ông được tuyển chọn là bài xuất sắc, đọc cho cả lớp nghe bảy kỳ. Nhưng bài của ông chỉ đứng thứ nhì trong lớp mà thôi.

Binh nghiệp

Năm 17 tuổi ông được gửi lên học tại Liên trường võ khoa Thủ Đức, về vũ khí, niên khóa 1955-1956. Sau ba tháng, ông đậu chứng chỉ chuyên môn về vũ khí bậc nhất với hạng ưu. Sáu tháng sau đó, ông lại đậu chứng chỉ bậc nhì, và bắt đầu ký đăng vào quân đội với cấp bậc binh nhì.

Theo quy chế dành cho các thiếu sinh quân thời đó, một học sinh ra trường, thì ba tháng đầu với cấp bậc binh nhì, ba tháng sau với cấp bậc hạ sĩ, ba tháng sau thăng hạ sĩ nhất, và ba tháng sau nữa thăng trung sĩ. Chín tháng sau ông là trung sĩ huấn luyện viên về vũ khí.

Chiến tranh tại miền Nam tái phát vào năm 1960 tại một vài vùng. Sang năm 1961 thì lan rộng. Để giải quyết nhu cầu thiếu sĩ quan, bộ quốc phòng cho mở các khóa sĩ quan đặc biệt. Ông được nhập học và tốt nghiệp khóa sĩ quan đặc biệt với cấp bậc chuẩn úy.

Sau khi ra trường, ông theo học một khóa huấn luyện biệt động quân, rồi thuyên chuyển về phục vụ tại khu 42 chiến thuật, với chức vụ khiêm tốn là trung đội trưởng thuộc tiểu đoàn 42 biệt động quân “Cọp ba đầu rằn”. Lãnh thổ khu này gồm các tỉnh Cần Thơ (Phong Dinh), Chương Thiện, Sóc Trăng (Ba Xuyên), Bạc Liêu, Cà Mau (An Xuyên). Nhờ tài chỉ huy thiên bẩm và chiến đấu gan dạ nên ông được thăng cấp đặc cách nhiều lần tại mặt trận lên đến trung úy và được bổ nhiệm làm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 42.

Cuối năm 1966, ông từ biệt tiểu đoàn 42 biệt động quân đi làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 thuộc sư đoàn 21 bộ binh. Suốt năm 1967, ông với tiểu đoàn 1 tung hoành trên khắp lãnh thổ năm tỉnh vùng sông Hậu. Sau trận tổng công kích Mậu Thân, ông được thăng thiếu tá. Năm 1968, ông là người có nhiều huy chương nhất quân đội.

Năm 1970, ông được thăng trung tá và rời tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 đi làm trung đoàn trưởng trung đoàn 15 thuộc sư đoàn 9 bộ binh. Năm 1972, ông được lệnh mang trung đoàn 15 từ miền Tây lên giải phóng An Lộc. Cuối năm 1973, ông được trở về chiến trường sình lầy với chức vụ tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện.

Trận chiến cuối cùng

Cộng Sản Việt Nam hèn hạ dùng nhục hình để xử tử hình Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ngày 14-8-1975.

Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu. Các đơn vị quân cộng sản tiến vào tiếp thu tiểu khu Chương Thiện, thì gặp sức kháng cự, chết rất nhiều. Cuối cùng ông bị bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975. Trước lúc bị hành hình, những người cộng sản xử ông hỏi ông có nhận tội vừa nêu ra không thì ông trả lời như sau:

Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm”.

Người dân Cần Thơ lén đưa thi thể có Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về … và phủ cho một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa … mà cố Đại Tá đã suốt đời phục vụ cho lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà.

NGUYEN HUY HUNG

Posted by SQTB K10B/72 THSQ-QLVNCH at 3:12 PM

http://dongdenhatrang.blogspot.com/2008/05/dai-ta-ho-ngoc-can.html

 
***

Chuyen tinh Cô lái đò bến Hạ

http://www.youtube.com/watch?v=D35SJPCOYWs

***

By BCD81 Do Duc Thinh

***

File:Epcotcanada.jpg

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn 

Anh hùng VNCH đã vị quốc vong thân

Tg: quangphan

” …Tính đến năm 1970 thì trung tá Hồ Ngọc Cẩn- xuất thân là một thiếu sinh quân- là người chiến sĩ được tưởng thưởng nhiều huy chương nhất của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, với 78 chiếc- gồm 1 đệ tứ đẳng Bảo Quốc Huân Chương, 25 anh dũng bội tinh với nhành dương liễu, 45 anh dũng bội tinh với các loại ngôi sao, 3 chiến thương bội tinh và 4 huy chương Hoa Kỳ.Khi được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện, đại Tá Hổ Ngọc Cẩn là vị tỉnh trưởng trẻ tuổi nhất của Việt Nam Cộng Hòa. Ông nhận chức vụ này hồi năm 1973, lúc đó ông mới có 35 tuổi.Trong thời gian làm tỉnh trưởng Chương Thiện, nhiều huyền thoại về ông đã được kể lại. Đại tá Cẩn chẳng những là một nhà quân sự xuất chúng, mà còn là một nhà cai trị và bình định tài ba.

Suốt một đời người đã tận tụy với nước non, danh tiếng lừng lẫy, và nắm giữ những chức vụ khó khăn, nhưng ông vẫn khiêm nhường hết mực, giữ cuộc sống trong sáng và thanh liêm, tâm tư lúc nào cũng hướng về những thế hệ đàn em. Một người bạn cũ trong một dịp gặp lại đại tá Cẩn ở Cần Thơ vào mùa hè 1974, đã hỏi ông: “Anh từng là trung đoàn trưởng, hiện làm tỉnh trưởng, anh có nghĩ rằng sau này sẽ làm tư lệnh sư đoàn không?” Đại tá Cẩn đã khiêm tốn trả lời: “Tôi lặn lội suốt mười bốn năm qua gối chưa mỏi, nhưng kiến thức có hạn. Được chỉ huy một trung đoàn là cao rồi, mình phải biết liêm sỉ chớ, coi sư đoàn sao được. Làm tỉnh trưởng bất quá một hai năm nữa rồi tôi phải ra đi, cho đàn em họ có chỗ tiến thân. Bấy giờ tôi xin về coi trường thiếu sinh quân, hoặc coi các lớp huấn luyện đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, đem những kinh nghiệm thu nhặt được dạy đàn em. Tôi sẽ thuật lại trước sau hơn ba trăm trận đánh mà tôi đã trải qua”. Ôi cao cả biết ngần nào tấm chân tình với nước non và với thế hệ chiến binh đàn em của ông.

Khoảng hơn 9 giờ tối ngày 30/4/1975, gần nửa ngày sau khi Dương văn Minh ra lệnh cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng, tiểu khu Chương Thiện vẫn còn chiến đấu ác liệt và không tuân lệnh hàng. Cuộc chiến đấu kéo dài đến 11 giờ trưa ngày 1/5/1975, quân ta không còn gì để bắn nữa, đại tá Cẩn mới ra lệnh cho thuộc cấp buông súng. Viên chỉ huy Việt Cộng tên Năm Thanh hùng hổ chỉa khẩu K 54 vào đầu đại tá Cẩn dữ dằn gằn giọng:”Anh Cẩn, tội anh đáng chết vì những gì anh đã gây ra cho chúng tôi”. Đại tá Cẩn cười nhạt không trả lời.

Đại tá Cẩn không thể tử tiết, vì ông là con chiên ngoan đạo, luật Công Giáo không cho phép con cái Chúa được tự tử.

Một thời gian ngắn sau, bọn Việt cộng đã áp giải ông từ Chương Thiện về Cần Thơ, và đi phóng thanh loan báo địa điểm, giờ phút hành hình ông.

Đại tá Cẩn bị giải lên chỗ hành hình. Trước khi bắn ông, tên chỉ huy cho phép ông được nói. Đại tá Cẩn trong chiếc áo tù vẫn hiên ngang để lại cho lịch sử lời khẳng khái: “Tôi chỉ có một mình, không mang vũ khí, tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn, tôi xin được mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối”. Dĩ nhiên lời yêu cầu không được thỏa mãn. Đại tá Cẩn còn muốn nói thêm những lời trối trăn nữa, nhưng đã bị bịt miệng lại. Rồi tên chỉ huy ra lệnh hành quyết ông.

Cùng ngẩng cao đầu đi vào chiến sử Việt Nam với ông tại sân vận động Cần Thơ là thiếu tá Trịnh Tấn Tiếp- quận trưởng quận Kiến Thiện. Thiếu tá Tiếp đã chiến đấu dũng cảm đến sáng ngày 1/5/1975 thì bị sa vào tay giặc.

Một nhân chứng đứng ở hàng đầu dân chúng kể lại rằng, trong những giây phút cuối cùng, đại tá Cẩn đã dõng dạc hô to “Việt Nam Cộng Hòa muôn năm! Đả đảo Cộng Sản”!

Tên tuổi của đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã đi vào lịch sử đến ngàn đời sau.”
( Ngưng trích)

.

Tôi còn nhớ rất rõ là nhìn thây nụ cười khinh mạn của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn khi bọn bán nước Việt Cộng tuyên án tử hình Ông qua chương trình truyền hình Cần Thơ.
Lúc ấy tôi còn nhỏ nên chỉ thốt lên kêu mọi người xung quanh:”Xem kìa Ông Đại Tá đang cười !”
Mọi người đều không tin ở chính mắt mình, vì ai cũng nghỉ rằng sắp chết rồi ai mà cười nổi.

Sau đó vài tháng(hoặc năm) sau, chính tai tôi nghe 1 người quen ở Cần Thơ có đi xem xử án kể lại khí phách anh hùng của Đại Tá Cẩn trong lúc bị bọn bạo quyền VC xử án.
Từ đó đến nay hình ảnh và tên tuổi của Anh Hùng Hồ Ngọc Cẩn mãi mãi khắc sâu trong lòng tôi với biết bao niềm thương mến kính phục.
VNCH muôn năm! _T/g vhngo99

File:Star Pond-Butchart Gardens.jpg

Source: http://www.canhthep.com

***

Chuyen tinh Cô lái đò bến Hạ

http://www.youtube.com/watch?v=D35SJPCOYWs

Cô lái đò bến Hạ

Sáng tác: Hoàng Thi Thơ
Trình bày: Sơn Tuyền

.
Một xóm nghèo ven sông
Có con đò tên là đò bến Hạ
Một gái nghèo đoan trang
Nhan sắc nàng như là một đóa hoa

Nhà vốn nghèo cho nên
Sớm xa lìa sách đèn cùng mái trường
Ngày ngày ra bến giúp mẹ đưa đò
Bến Hạ đưa đò
Gái đẹp đưa đò

Ngày tiếp ngày trôi qua
Biết bao người qua đò giòng bến Hạ
Nhiều khách đò ngây ngô
Hay trách nàng sao đò lại chóng qua

Nhiều trai làng ba hoa
Ý như là đoán nàng dùng phép lạ
Nào đâu biết sắc đẹp là mắc mơ
Thấy đẹp quên giờ
Gái đẹp đưa đò

Nhiều anh chàng khoe khoang
Chiếm tim nàng nhưng nàng nào đáp tình
Vì tấm lòng băng trinh
Ai đã nguyện cho người thời chiến chinh

Đoàn anh hùng sang sông
Trái tim nàng trao về một bóng hình
Một người lính chiến đánh trận quên mình
Lính trận chân thành
Lính trận chung tình

Đời hồng nhan ai có biết không
Đời gian nan là kiếp má hồng
Đời hồng nhan nên nước mắt tuôn
Nhiều gian truân và lắm đau buồn …
Người anh hùng qua sông với câu thề quay về
thì cưới nàng
Và mấy lần xuân sang
Trên bến đò quân hành người hát vang
Tìm trong đoàn quân nhân
Những anh hùng quay về từ chiến trận
Mà nào đâu thấy bóng người tôn thờ
Lính trận không về
Bến Hạ mong chờ

Rồi có người qua sông
báo tin chàng không bao giờ còn quay về
Người anh hùng hy sinh những ước thề cô đò còn khắc ghi
Người anh hùng ra đi không quay về đau lòng người bến Hạ
Và từ tin đó khách đò trông chờ
Bến Hạ bơ phờ
Vắng nàng đưa đò

Rồi tới ngày đau thương khách qua đường đau lòng mà đứng nhìn
Ho tên nàng bia ghi
Bên nắm mộ hoang tàn người tiết trinh
Vì chung tình cho nên cô lên đường đi tìm người yêu mình
Rồi trong lửa khói súng giặc điên cuồng giết người chung tình
Bến Hạ u buồn

Đời hồng nhan ai có biết không
Đời gian nan là kiếp má hồng
Đời hồng nhan nên nước mắt tuôn
Nhiều gian truân và lắm đau buồn …

http://music.quannhacvang.com/a000.php?loi=1204

***

Loi Nguoi Ra Di

http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Loi-Nguoi-Ra-Di-Khanh-Ly.IWZDFZIC.html

***

1 Response to 0.Hùm Thiêng U-Minh: Đại tá Hồ Ngọc Cẩn

  1. Nguyễn Châu says:

    Hồ Ngọc Cẩn
    Tôi mãi nhớ không bao giờ quên ngày xử bắn ông Hồ Ngọc Cẩn. Mới tờ mờ sáng loa phóng thanh Cần Thơ kêu gọi mỗi gia đình phải đi 2 người mít tin nhưng không ai biết đi làm cái trò trống gì, chỉ biết theo sự hướng dẫn của Bò Vàng công an Phường đến sân banh Quang Trung Cần Thơ. Trong lúc đó chúng tôi thấy một chiếc xe jeep chạy đến, trên xe có một người bị trói hai tay phía sau, cổ đeo dây chuổi tràng hạt của người Công Giáo hai chân bị khoá dây xích. Nhưng không ai biết ông là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, khi vào sân banh thì dân chúng không vào hết, chỉ đứng lây quây trước cổng và cạnh sân banh dọc theo đường Quang Trung, dân chúng dự định bỏ về nhà thì họ tuyên bố xử ông Đại Tá Tỉnh Trưởng Chương Thiện thì dân chúng lại đổi ý, có người muốn biết ai là Tỉnh Trưởng Chương Thiện, riêng tôi muốn biết họ đang làm gì, cả đám đông chen nhau ùa vào, thấy tình hình không ổn họ đóng cổng sân banh lại, nhưng dân chúng lại leo vách tường dọc đường Quang Trung tràn vào đông nghẹt sân banh. Trước khán đài họ treo biểu ngữ Toà Án Nhân Dân, nhưng khi bắt đầu xử thì họ kéo biểu ngữ Toà Án Nhân Dân xuống mới lòi biểu ngữ Toà Án Quân Sự, thiệt là tráo trỡ ngay ban ngày giữa chốn ngàn người. Khi xử Ông Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn chẳng khác gì người Do Thái xử Chúa Giêsu cách đây hơn 2000 năm. Ông Hồ Ngọc Cẩn đứng chính giữa, bên phải là Đai Uý Chiêu Hồi, bên trái là mội người ăn trộm tại Cần Thơ ba người đều bị bịt mắt. Khi họ kể hết tội lỗi nơi này sang tội lỗi nơi kia trực tiếp hay gián tiếp ông đã giết bao nhiêu ngàn chiến sĩ yêu nước và buộc Ông nhận tội. Họ lại cho một người Cách Mạng Miền Nam đem micro phone cho Ông trả lời. Ông rất bình tỉnh, nét mặt tươi vui không lộ vẽ hằn thù oán ghét, Anh Dũng hiên ngang trả lời chậm rõ từng chữ. CÁC ANH CÓ CHÍNH NGHĨA CỦA CÁC ANH, CHÚNG TÔI CÓ CHÍNH NGHĨA CỦA CHÚNG TÔI. VÌ CHÍNH NGHĨA BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG THÌ KHÔNG CÓ TỘI. Nên nhớ lúc đó họ để loa phóng thanh toàn Thành Phố Cần Thơ ai cũng nghe Ông Hồ Ngọc Cẩn trả lời. Thấy không ổn họ liền thay kế hoạch không cho Ông trả lời và tuyên án kết tội xử tử. Trước khi xử bắn họ hỏi cả ba người có muốn gì không? Người ăn trộm chỉ khóc lu bù. Ông Đại Uý Chiêu Hồi xin được về quê chôn cất tại Huyện Cờ Đỏ, họ chấp thuận. Còn Ông Cẩn xin Được Mở khăng bịt Mắt, họ lại hỏi tại sao ông muốn như vậy. Ông Hồ Ngọc Cẩn trả lời: TÔI MUỐN NHÌN THẤY ĐỒNG BÀO CỦA TÔI TRƯỚC KHI CHẾT. Một người Cách Mạng Miền Nam đội nón Tay Bèo đứng gần được lệnh mở khăng che mắt Ông Hồ Ngọc Cẩn. Lúc đó chỉ có những người ở hàng đẩu trong đó có tôi là nhân chứng mọi người ngồi bẹp xuống đất cách khoảng 6-8 mét mới nghe Ông Cẩn và người Đại Uý Chiêu Hồi nói lời cuối. Khi tràng súng thứ nhất Ông Hồ Ngọc Cẩn Quỳ một gối, nhưng nét mặt vẫn tươi vui đưa ánh mắt nhìn quanh công chúng. Khi tràng súng thứ nhì Ông Hồ Ngọc Cẩn Quỳ hai gối, nét mặt Ông vẫn tươi vui nhìn Đồng Bào như một Anh Hùng Tử Đạo Hiên Ngang Trước Pháp Trường. Tràng súng thứ ba, có lẽ vì mất máu nhiều và bị đói khát lâu ngày nên kiệt sức Ông gụt đầu xuống. Cuối cùng họ cho một phát ân huệ ngay đầu coi như mạng ông kết liễu từ đó. Ông Hồ Ngọc Cẩn mãi mãi là vị Anh Hùng trong lòng người dân Cần Thơ và cả Miền Tây.

    Khi loa phóng thanh tuyên bố Ông Hồ Ngọc Cẩn bị xử tử chết tại sân banh Quang Trung Tỉnh Cần Thơ. Ông Bảy Từ đến hỏi ý kiến Ông Khen Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ Nhà Thờ Họ Đạo An Thạnh đồng ý cho Ông Bảy Từ là bà con quen biết với Ông Cẩn lên Nhà Thờ Giật Chuông Tử cho mọi người Công Giáo trong Xứ Đạo Đọc Kinh Cầu Nguyện cho Linh Hồn Ông Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn được sớm về Thiên Đàng theo nghi thức Công Giáo. Nhóm Bò Vàng (Công An) Phường Hưng Lợi cho gọi ông Chủ Tịch Khen Hội Đồng Giáo Xứ Nhà Thờ An Thạnh đến đồn công an làm việc, nêu rõ lý do tại sao nhà thờ liên tục giật chuông không ngừng ngay sau khi trên loa tuyên bố Ông Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn bị Xử bắn chết. Ông Khen Hội Đồng Giáo Xứ Nhà Thờ An Thạnh trả lời cho họ biết đó là thông lệ, là luật đạo. Hễ ai là người Công Giáo mới qua đời đều được Giật Chuông Tử để cho mọi người trong Xứ Đạo cầu cho linh hồn đó được Chúa sớm rước về Thiên Đàng. Đám Công An, họ tức lắm nhưng họ lại sợ cả khối người Công Giáo nên bỏ qua. Sau khi xử bắn họ đem xác Ông Hồ Ngọc Cẩn liệng bên lề đường ngay Dị Tỳ Người Tàu (Nghĩa Trang) cạnh nhà máy lọc nước , trước Trung Tâm Nhập Ngũ Quân Khu 4 Đường Mạc Tử Sanh sau ngày chiến thắng Miền Nam họ đổi thành đường 30 tháng tư, vì đó là đường họ tiến vào có vài người tiếp quảng Tỉnh Cần Thơ. Họ kêu mấy người đàng ông thanh niên ở đó trong tổ Ông Khen đến chôn Ông Hồ Ngọc Cẩn. Nhưng khi ông Tổ Trưởng Khen và mấy anh thanh niên đến họ không cho đào sâu để chôn. Chỉ để xác ông Hồ Ngọc Cẩn ngay trên mặt đất, rồi đào đất xung quanh vừa phủ lấp lên xác Ông Hồ Ngọc Cẩn thì mấy ông Bò Vàng (Công An) Phường Hưng Lợi nói là xong, không cho phủ đất lên thêm nữa. Họ canh hai ngày đến ngày thứ ba thì bắt đầu hôi thúi, mấy ông Bò Vàng (Công An) Phường Hưng Lợi không còn canh nữa. Sáng sớm ngày thứ tư, dân chúng đi bộ ngang thấy đất bị bới ra và xác Ông Hồ Ngọc Cẩn không có ở đó. Ông Khen lại bị đám Bò Vàng (Công An) cho mời đến đồn làm việc. Ông Khen giận dữ trả lời tay đôi với họ rằng. Giết Hồ Ngọc Cẩn là mấy ông giết, chôn cạn Hồ Ngọc Cẩn cũng mấy ông muốn, canh xác Hồ Ngọc Cẩn cũng mấy ông coi. Bây giờ xác Hồ Ngọc Cẩn biến mất là tại mấy ông không tôn trọng người chết để hôi thúi cả một vùng trời, thì ai đó làm phước đem đi nơi khác chôn cất đàng hoàng, không còn hôi tanh cho dân chúng đi ngang không phải tránh né. Dân địa phương đồn rầm lên Ông Hồ Ngọc Cẩn Sống lại và đi về Tỉnh Chương Thiện rồi. Đó là chuyện rất vui mừng cho bà con cô bác tại Cần Thơ khi nghe tin đồn về xác Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Sau vài ngày, dân lại đồn lính của Ông Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã lén đem xác Ông Hồ Ngọc Cẩn chôn nơi nào đố ai biết? Mà dẫu có biết cũng chả ai thèm nói cho họ tức cũng chả làm gì nhau.

    Những thứ bịa đặc dưới đây nên xoá hết đi. Sử sách phải tường thuật cho thật thà không nên láo khoét. Con cháu nó biết tụi nó cười cho thúi cái đầu. Nếu muốn biết thêm chi tiết, vào Paris Match của đầu thập niên 80 sẽ thấy bài viết và hình ảnh ngày xử bắn Ông Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Tôi nhắc lại một lần nữa những thứ rác rưởi dưới đây nên cắt bỏ đi vì nó sẽ làm sĩ nhục và mất giá trị của người Anh Hùng Đất Phương Nam. Tôi là Châu con Ông Khen đã có mặt trong ngày xử tử Ông Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, lúc đó tôi 17 tuổi còn trẻ còn khoẻ nên trèo vào hàng rào sân banh và chen lên hàng đầu chứng kiến từng giây phút.
    Anh Hùng không nói lời thừa, không oán không hận làm Vua muôn đời. Đó mới là Danh Tướng Hồ Ngọc Cẩn cả Miền Nam ngày xưa chỉ có Một.
    Thời gian đó chỉ có tụi Cách Mạng Ba Mươi Tung Hoành khắp Miền Nam, chứ không có một tên Bộ Đội hay Công An Miền Bắc nào hành xử tàn bạo như vậy. nên mới có câu: Công An, Bộ Đội còn tha, Ba mươi giết hết, lột da đóng giày. Còn Cờ Việt Nam Cộng Hoà ai dám cất giữ chúng cho là phản động đem ra bắn không cần xử chứ đừng hòng đem ra phủ lên xác Ông Hồ Ngọc Cẩn. Tại sao lại có những loại người cuồn tính muốn thích nghe ông Hồ Ngọc Cẩn chưởi bọn Cộng sản mới là Anh Hùng sao? Có là như vầy, trên đường bà con về nhà bàn tán tại sau ổng không chưởi cho sướng cái miệng trước khi chết, ai cũng mong ổng nói đả đảo cộng sản và nói Việt Nam Cộng Hoà Muôn Năm nhưng đâu được nghe thứ bà con mong đợi, chỉ nghe được mấy lời giổng như mấy Ông Cha Giảng Đạo. Không tin thì về Cần Thơ Phường Hưng Lợi năm 2014 hỏi những người từ 55 tuổi trở lên họ vẫn còn nhớ không quên đâu.
    Đây là email của tôi: ctpkqqa7@gmail.com

    Những lời dưới đây nên quăng vào thùng rác vì không có thật trong ngày xử bắn ông Hồ Ngọc Cẩn.

    Người dân Cần Thơ lén đưa thi thể có Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về… và phủ cho một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa… mà cố Đại Tá đã suốt đời phục vụ cho lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà.

    Đại Tá Cẩn bị giải lên chỗ hành hình, mấy tên khăn rằn hung hăng ghìm súng bao quanh người chiến sĩ. Trước khi bắn người, tên chỉ huy cho phép người được nói. Đại Tá Cẩn trong chiếc áo tù vẫn hiên ngang để lại cho lịch sử lời khẳng khái: “Tôi chỉ có một mình, không mang vũ khí, tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn tôi xin được mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối”. Dĩ nhiên lời yêu cầu không được thỏa mãn. Đại Tá Cẩn còn muốn nói thêm những lời trối trăn hào hùng nữa, nhưng người đã bị mấy tên khăn rằn nón cối xông lên đè người xuống và bịt miệng lại. Tên chỉ huy ra lệnh hành quyết người anh hùng. Điều duy nhất mà bọn chúng thỏa mãn cho người là không bịt mắt, để người nhìn thẳng vào những họng súng thù, nhìn lần cuối quốc dân đồng bào. Rồi người ngạo nghễ ra đi.

    Cùng ngẩng cao đầu đi vào chiến sử Việt Nam với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tại sân vận động Cần Thơ là người anh hùng Thiếu Tá Trịnh Tấn Tiếp, Quận Trưởng quận Kiến Thiện, bạn đồng khóa với Đại Tá Cẩn. Thiếu Tá Tiếp đã cùng các chiến sĩ Địa Phương Quân Chi Khu chiến đấu dũng cảm đến sáng ngày 1/5/1975 thì ông bị sa vào tay giặc. Thiếu Tá Tiếp là một sĩ quan xuất sắc, trí dũng song toàn. Ông đã từng gây rất nhiều tổn thất nặng nề cho quân địch, nhờ tổ chức thám sát chính xác, có lần ông đã gọi B-52 dội trúng một trung đoàn cộng quân và hầu như xóa sổ trung đoàn này. Cộng quân ghi nhớ mối thù này, người anh hùng của chúng ta sa vào chúng, thì chúng sẽ giết chết ông không thương tiếc. Hai người anh hùng cuối cùng của miền Tây đã vĩnh viễn ra đi. Đất trời những ngày đầu mùa mưa bỗng tối sầm lại.

    Một nhân chứng đứng ở hàng đầu dân chúng kể lại rằng, trong những giây phút cuối cùng, Đại Tá Cẩn đã dõng dạc hét lớn: “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm! Đả Đảo Cộng Sản”! Năm sáu tên bộ đội nhào vào tấn công như lũ lang sói, chúng la hét man rợ và đánh đấm người anh hùng sa cơ tàn nhẫn.

    Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo Cộng Sản. Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm”.

    Người phụ nữ nhân chứng nước mắt ràn rụa, bà nhắm nghiền mắt lại không dám nhìn. Bà nghe trong cõi âm thanh rừng rú có nhiều tiếng súng nổ chát chúa. Khi bà mở mắt ra thì thấy nhiều tên Việt Cộng quây quanh thi thể của Đại Tá Cẩn và khiêng đem đi.

    Đúng ra, phải vinh danh Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn là Chuẩn Tướng Hồ Ngọc Cẩn, vì người đã anh dũng chiến đấu trên chiến trường và vị quốc vong thân. Nhưng Tổng Thống Tổng Tư Lệnh, Tổng Tham Mưu Trưởng đã bỏ chạy từ lâu, Tư Lệnh Quân Khu IV đã tử tiết, lấy ai đủ tư cách trao gắn lon và truy thăng Chuẩn Tướng cho người. Anh linh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã thăng thiên. Tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử đến ngàn đời sau. Xin người hãy thương xót cho dân tộc và đất nước Việt Nam còn đang chìm đắm trong tối tăm và gông xiềng cộng sản, xin hãy ban cho những người còn đang sống khắc khoải sức mạnh và quyết tâm. Để cùng nhau đứng dậy lật đổ chúng, hất bọn chúng, tất cả bọn tự nhận là con cháu loài vượn đó vào vực thẳm lạnh lẽo nhất của địa ngục.

Leave a comment